• Viêm não cấp
  • Viêm não cấp là tình trạng viêm cấp tính não bộ, bệnh có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao, nguyên nhân do một số loại virus gây ra. Virus có thể xâm nhập vào não bộ qua đường máu (do muỗi chích), theo đường tiêu hóa (do virus đường ruột) hoặc theo đường hô hấp và gây viêm não cấp.

    Bệnh viêm não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Bệnh viêm não cấp thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ từ 5 tuổi trở lên và đa số trẻ mắc bệnh sống ở vùng nông thôn, nơi có nuôi heo và trồng lúa. Trong khi đó viêm não do virus đường ruột thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi ở cả thành thị hay nông thôn.

    Triệu chứng của viêm não Nhật bản và viêm não do virus đường ruột thường giống nhau, nhưng viêm não do virus đường ruột thường diễn biến nhanh và có tỉ lệ tử vong khá cao

    Khi mắc bệnh, trẻ thường có những biểu hiện như: đột ngột sốt cao 39-400C, buồn nôn, nôn, đau đầu, li bì bỏ ăn, có thể kèm theo ho, tiêu chảy. Sau 1-2 ngày xuất hiện co giật, thở khò khè rồi đi vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Nếu điều trị kịp thời, trẻ có thể lành bệnh và không để lại di chứng. Vì vậy, phụ huynh cần mang trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy trẻ sốt cao, ói mửa, đau đầu, đặc biệt là khi có sự thay đổi tri giác như trẻ ngủ nhiều, hoảng hốt, bứt rứt, co giật, hôn mê.

    Di chứng của viêm não rất nặng nề với những tổn thương ở não, ảnh hưởng trầm trọng đến tâm thần và vận động của trẻ. Phần lớn, khi đã bị hôn mê, sau này các cháu sẽ phải chịu di chứng liệt, đần độn, không thể đi lại, nói cười,…

    Phòng ngừa viêm não cấp
    Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não, do vậy việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần diệt muỗi, ngủ mùng, bảo đảm vệ sinh khi ăn uống cũng như trong sinh hoạt. Không nên nuôi heo, chim chóc trong nhà vì chúng có thể là những ổ chứa siêu vi viêm não Nhật Bản. Tuyệt đối không để trẻ chơi gần chuồng gia súc, bãi rác, bụi cây. Hiện nay ở nước ta mới chỉ sản xuất được thuốc chủng ngừa viêm não Nhật Bản. Trẻ có thể bắt đầu chủng ngừa viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi. Điều cần lưu ý là chủng ngừa viêm não Nhật Bản chỉ có thể ngừa được viêm não Nhật Bản, chứ không thể ngừa được các thể viêm não do nguyên nhân khác. 
  • Y học thường thức Xem tất cả
  • Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
    Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
    Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho vi rút phát triển nhanh
  • Virus Zika Những Điều Cần Biết
    Virus Zika Những Điều Cần Biết
    Trung bình cứ 5 người bị nhiễm virus Zika thì có 1 người bị bệnh. Đa số những người bị bệnh thì bệnh thường là nhẹ...
  • Bệnh thủy đậu, đôi điều cần biết
    Bệnh thủy đậu, đôi điều cần biết
    Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là một bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, do vi-rút Varicella Zoster gây ra
  • Bệnh chân tay miệng
    Bệnh chân tay miệng
    Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp với các biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêm...
  • Bệnh Rubella: Những điều cha mẹ cần biết
    Bệnh Rubella: Những điều cha mẹ cần biết
    Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức . Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên.
  • 10 lời khuyên dành cho bố mẹ có con biếng ăn
    10 lời khuyên dành cho bố mẹ có con biếng ăn
    10 lời khuyên dành cho bố mẹ có con biếng ăn: đừng quá lo lắng, không nên thúc ép trẻ, không nên khen ngợi trẻ, hãy chiếu cố, bữa ăn không nên kéo dài quá lâu...