Đôi khi chính thái độ của các bậc cha mẹ lại là nguyên nhân khiến con trẻ lười ăn.
1. Đừng quá lo lắng
Không ít bậc làm bố làm mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con mình ăn ít hơn những đứa trẻ khác. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại đâu bạn ạ.
2. Không nên thúc ép trẻ
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn tuyệt đối không nên ép con ăn khi chúng không muốn. Hãy để cho trẻ được tự quyết định mình sẽ ăn gì.
3. Không nên khen ngợi trẻ
Bạn nghĩ rằng những lời khen trong khi trẻ ăn sẽ khuyến khích chúng, làm chúng muốn ăn hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Hãy để cho con nhận ra rằng ăn uống không phải là điều đáng khen mà đó là đặc quyền, ăn nhiều để có sức khoẻ, để cao lớn hơn chứ không phải để làm vui lòng cha mẹ.
4. Hãy chiếu cố
Bạn hãy cố gắng bày biện các món ăn sao cho thật bắt mắt với màu sắc đa dạng. Đôi khi bạn cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của chúng.
5. Bữa ăn không nên kéo dài quá lâu
Một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa trong vòng 30 phút. Bạn không nên để trẻ nhẩn nha, ngậm hay nhai đi nhai lại miếng thịt hay cọng rau, cũng không nên thúc ép trẻ. Trong trường hợp, bát cơm còn quá nhiều, bạn có thể kéo dài bữa ăn thêm 10 phút và đừng tỏ ra sốt ruột, uể oải hay bực tức. Hãy tưởng tượng rằng có một chiếc camera đang hướng về phía bạn và tất nhiên, bạn đang là diễn viên chính trong vở hài kịch.
6. Chia nhỏ bữa ăn
Một bát cơm đầy vun không hề kích thích sự thèm ăn của trẻ chút nào. Trái lại, nó khiến trẻ sợ đến phát khóc. Hãy bỏ vào bát cơm của trẻ chỉ một miếng thịt nhỏ, vài cọng rau và một ít cơm. Nếu trẻ muốn ăn thêm, bạn hãy thay các món cũ bằng một vài món khác để kích thích sự thèm ăn của chúng. Và bạn cần luôn luôn đề cao tính độc lập cho con bằng cách để trẻ tự xúc hay ăn những gì chúng thích.
7. Không ăn gì trước bữa chính
Bạn không nên đưa cho trẻ bất kì đồ ăn vặt nào trước bữa chính. Những món ăn còn nằm trong bếp hay trong tủ lạnh (hoa quả, pho mát, jambon… ) luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ hơn nhưng chúng lại góp phần phá hỏng bữa chính của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen không ăn vặt ngay từ nhỏ là điều cần thiết.
8. Thật khéo léo
Bạn không nên tuân thủ quá chặt chẽ những quy tắc đối với trẻ. Đừng trừng phạt khi trẻ không chịu ăn, ngược lại cũng đừng khen ngợi chúng một cách thái quá.
Hãy xoá bỏ chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Đừng nói với trẻ rằng chúng đã làm bạn buồn, tức giận vì thói biếng ăn của chúng. Nếu bạn cảm thấy không vui, hãy để cơn giận qua đi, nhưng đừng làm điều đó trước mặt trẻ.
9. Nói “không” với những lời khuyên kì cục
Bạn tuyệt đối không nên nghe theo những lời chỉ dẫn hết sức kì cục, hỗn độn, thậm chí là mâu thuẫn của những người xung quanh.
10. Không cho trẻ ăn quá nhiều
Cơ thể phải hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn tỷ lệ thuận với tần suất của bệnh béo phì, bệnh tăng huyết áp, chứng xơ vữa động mạch và kéo theo rất nhiều hệ quả khác. Thúc ép trẻ ăn quá nhiều tức là bạn sẽ phải đưa chúng đến gặp bác sĩ sớm hơn.
Đau bụng là một trong những lý do khiến các bậc cha mẹ đưa con mình đi khám bệnh nhiều nhất. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em...
Bệnh Rubella: Những điều cha mẹ cần biết
Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức . Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên.
Bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp với các biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêm...
Virus Zika Những Điều Cần Biết
Trung bình cứ 5 người bị nhiễm virus Zika thì có 1 người bị bệnh. Đa số những người bị bệnh thì bệnh thường là nhẹ...
Bệnh thủy đậu, đôi điều cần biết
Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là một bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, do vi-rút Varicella Zoster gây ra
Viêm não cấp
Viêm não cấp là tình trạng viêm cấp tính não bộ, bệnh có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao, nguyên nhân do một số loại virus gây ra.