Đau bụng là một trong những lý do khiến các bậc cha mẹ đưa con mình đi khám bệnh nhiều nhất. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em, các nguyên nhân này có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng của trẻ , song sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Việc phân biệt đâu là những biểu hiện cần phải cấp cứu khẩn cấp, đâu là những biểu hiện không phải như vậy là điều khó khăn đối với các bậc phu huynh cũng như các bảo mẫu.
Những nguyên nhân thông thường gây đau bụng ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh và bảo mẫu cần quan tâm trước tiên là :
- Nhiễm trùng: nhiễm virus hoặc vi trùng đều có thể gây đau bụng thường hay gặp trong các cơn cảm cúm hoặc viêm dạ dày ruột. Nhiễm virus thường khỏi nhanh còn nhiễm vi trùng thì cần phải được điều trị bằng kháng sinh.
- Liên quan đến thức ăn: ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, bội thực, ăn những thức ăn sinh hơi đều có thể gây căng bụng và khó chịu tạm thời.
- Ngộ độc: uống nhầm dầu hỏa , xà phòng hoặc dùng thuốc quá liều như paracetamol.
- Bệnh lý ngoại khoa như viêm ruột thừa , tắc ruột mà nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ vì những biến chứng của bệnh.
Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ , khi đau bụng có thể sẽ khóc, khuôn mặt biểu hiện sự đau đớn và cuộn người lại. Trẻ nhỏ và trẻ lớn thường sẽ tìm cách thông báo với bạn ngay lập tức nếu như trong người có điều gì đó thay đổi, khi đó bạn cần phải hỏi cho được một lời giải thích rõ ràng về những gì chúng đang cảm thấy. Hãy hỏi trẻ những vấn đề sau:
- Độ dài cơn đau: điều quan trọng cần nhớ là hầu hết những nguyên nhân gây đau bụng đơn giản không kéo dài quá lâu. Bất kỳ cơn đau nào kéo dài hơn 24 giờ cần phải được đi khám bệnh.
- Vị trí của cơn đau: hầu hết các cơn đau do những nguyên nhân đơn giản đều có vị trí ở giữa bụng. Trẻ sẽ chỉ và chà xát vùng xung quanh rốn. Nếu các cơn đau xuất hiện ở những vùng khác của bụng nên đưa trẻ đi khám bệnh. Những dấu hiệu cần lưu ý khi trẻ bị đau bụng bao gồm tái nhợt, vã mồ hôi hoặc trẻ cảm thấy buồn ngủ hoặc bơ phờ cho thấy bệnh nặng , cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Nôn ói hay xảy ra cùng với đau bụng , nhưng triệu chứng này không luôn luôn là triệu chứng thể hiện mức độ nặng của bệnh. Tuy vậy nếu trẻ nôn ói nhiều lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn thưa nhưng kéo dài trên 24 giờ cần đưa trẻ đi khám bệnh vì bệnh có thể nặng lên do những biến chứng của việc nôn ói nhiều và kéo dài. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, nếu chất nôn có màu xanh hoặc vàng thì nên đưa bé đi khám. Ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu chất nôn có chứa máu hoặc những chất màu đen thì nên đến phòng cấp cứu gấp.
Tiêu chảy là triệu chứng hay gặp kèm với đau bụng và thường là một biểu hiện cho thấy virus chính là nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi tiêu chảy kéo dài trong khoảng 1 tuần nhưng thường kéo dài ít hơn 72 giờ. Nếu có máu hoặc có đàm nhớt trong phân thì phải đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Đứng trước một đứa trẻ đau bụng , các bậc phụ huynh và bảo mẫu nên theo dõi sát trẻ và liên hệ với nhân viên y tế để được giúp đỡ ở những thời điểm thích hợp. Cần theo dõi trẻ chặt chẽ cho đến khi trẻ cảm thấy khá hơn.
Cần cho trẻ nghỉ ngơi: trẻ đang bị đau bụng thường sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi. Tư thế nằm tốt nhất là tư thế làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu nhất.
- Chế độ ăn: Một trẻ đang bị nôn có thể sẽ mất một lượng nước. Các bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ uống một lượng nước nhỏ mỗi 15 đến 20 phút cho đến khi trẻ có thể uống nhiều hơn. Không nên cho trẻ uống nước hoặc sữa được đun sôi với mục đích bù nước vì có thể sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về lượng muối trong cơ thể. Tốt nhất nên cho trẻ bù nước bằng dung dịch ORESOL. Cố gắng cho trẻ ăn chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt. Lựa chọn tốt nhất cho những trẻ lớn hơn bao gồm nước gừng hoặc nước súp thịt. Tránh uống sữa, nước ép trái cây, nước uống công nghiệp ( như nước ngọt pepsi , cocacola , … ) ở những trẻ bị tiêu chảy vì ruột có thể sẽ không dung nạp được chúng. Đối với thức ăn đặc, trẻ sẽ cho bạn biết lúc nào là thời điểm thích hợp để dùng thức ăn đặc. Bắt đầu hãy cho trẻ ăn cháo cá , cháo thịt và chuyến sang những thức ăn thường ngày nếu chúng dung nạp với thức ăn. Không nên cho trẻ chỉ ăn cháo trắng hoặc nước gạo rang vì như vậy sẽ không đủ năng lượng giúp cho trẻ mau chóng bình phục. Tránh tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc từ cây cỏ hoặc những phương thuốc gia truyền khác là không nên dùng. Nếu các bậc phụ huynh đã cho trẻ dùng chúng trước khi đến gặp bác sĩ, hãy cho bác sĩ biết do chúng có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.
Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức . Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho vi rút phát triển nhanh
Bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng (Hand-foot-and-mouth disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp với các biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và tổn thương da niêm...
Viêm não cấp
Viêm não cấp là tình trạng viêm cấp tính não bộ, bệnh có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao, nguyên nhân do một số loại virus gây ra.
10 lời khuyên dành cho bố mẹ có con biếng ăn
10 lời khuyên dành cho bố mẹ có con biếng ăn: đừng quá lo lắng, không nên thúc ép trẻ, không nên khen ngợi trẻ, hãy chiếu cố, bữa ăn không nên kéo dài quá lâu...
Virus Zika Những Điều Cần Biết
Trung bình cứ 5 người bị nhiễm virus Zika thì có 1 người bị bệnh. Đa số những người bị bệnh thì bệnh thường là nhẹ...